Điện thoại cũ giá rẻ
Điện thoại cũ giá rẻ, 102, Tiên Tiên, Cũ Giá Rẻ
, 23/06/2016 16:47:57Việc sử dụng điện thoại “secondhand” giúp người dùng tiếc kiệm được nhiều chi phí, nếu không dùng nữa bán lại cũng không mất giá. Vậy người mua cần có những kinh nghiệm gì khi sắm cho mình chiếc điện thoại cũ giá rẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết câu trả lới nhé!
Những tuyệt chiêu cần biết khi mua điện thoại cũ giá rẻ
Rẻ là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng khi quyết định mua điện thoại cũ. Giá của 1 chiếc điện thoại đã qua sử dụng không cố định, phụ thuộc nhiều vào khả năng “làm giá” của người bán và sự am hiểu của người mua. Khi mua điện thoại cũ, khách hàng nên tiến hành 1 số bước kiểm tra các bộ phận, so sánh thông số trên phiếu bảo hành và máy, số IMEI, tem dán còn nguyên hay không… để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng bị “luộc”, hàng dựng.
1/Xem máy bung hay chưa?
Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ. Đa phần lúc nào người bán cũng nói hàng của mình chưa bung. Khi đó người dùng nên kiểm tra độ sắc nét của ốc vít, mở vỏ mặt trước của máy ra để kiểm tra các ốc vít trên board cả bàn phím. Nếu máy còn “zin”, cạnh trong của các con ốc đều rất sắc nét và không có vết xước. Nếu máy bị bung, không có tay thợ nào cao thủ đến mức tháo ốc mà không bị trầy, đây là điểm dễ nhận biết nhất.
Kiểm tra những tem dán trên thân máy xem có bị dán đè tem khác lên hay không. Thông thường các nhà phân phối chỉ dán 1 tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy. Vì thế cần lưu ý với những chiếc điện thoại được dán tem kín 4 góc, bởi cách này thường được sử dụng để tránh trường hợp người mua có thể kiểm tra ốc vít.
2/Kiểm tra pin và sạc.
Người mua nên tháo pin ra, đặt trên mặt bàn phẳng, tốt nhất là mặt kính xem pin có bị cong hay phù không. Cả hai trường hợp trên cho thấy pin sắp hỏng. Ngoài ra, nên sạc pin trong khoảng 10-15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa. Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.
Anh Tuấn người có kinh nhiều năm trong ngành hàng phụ kiện của thegioididong.com cho biết, mặt sau pin có dòng chữ “Made in China” có chất lượng tốt hơn. Các loại pin khác như “Made in Japan” phần lớn là hàng có nguồn gốc không rõ ràng và chất lượng cũng chỉ bình thường.
3/Kiểm tra chức năng nghe gọi.
Bằng cách gọi điện trong 1 vài phút để nghe, nói có rõ, có bị rè hay không. Làm như vậy cũng là để kiểm tra xem máy có bị sụt nguồn đột ngột hay mất sóng giữa chừng không. Nên sử dụng tối thiểu khoảng 3 loại SIM của các mạng khác nhau như: MobiFone, VinaPhone, Viettel… để chắc rằng máy có thể sử dụng tốt ở các mạng này. Rất nhiều trường hợp người mua bị lầm nhưng không hề hay biết rằng máy gặp tình trạng chỉ có thể nghe gọi tốt đối với 1 mạng cụ thể.
Kiểm tra chế độ rung của điện thoại khi nhận cuộc gọi và tin nhắn. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn…
4/Tính năng và phần cứng.
Khi mua máy cũ, nên để ý các chức năng có trên điện thoại cho dù ít khi sử dụng đến như Bluetooth, Wifi, camera sai màu hoặc không thể chụp, mất chức năng GPS, không thể kết nối với máy tính… Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng cho biết phần nào tình trạng của chiếc điện thoại dự định mua.
Đa số người mua thường quên không kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối… Có rất nhiều trường hợp máy mua vể rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, người mua nên đến chỗ quen biết hoặc những cửa hàng uy tín có tên tuổi trên thị trường. Mặt khác, khách hàng nên đòi hỏi thời gian bảo hành ít nhất 1 tháng trở lên để xác định được chất lượng máy.
Một số mã test máy cần nhớ
- Nokia:* Mã xem phiên bản phần mềm: *#0000#.
* Mã để kiểm tra thông tin máy (bao gồm số Imei, ngày sản xuất điện thoại, ngày sửa chữa cuối cùng): *#92702689#.
* Mã khôi phục lại cài đặt mặc định của nhà sản xuất: *#7780#. Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet) được bảo vệ bằng mật khẩu (wallet code). Nếu quên wallet code, bạn vẫn có thể xóa toàn bộ dữ liệu lưu trữ thông qua phím: *#7370925538#.
- Samsung:
* Mã kiểm tra Imei: *#06#
* Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.
* Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.
* Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.
* Mã chuyển menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND.
- Sony Ericsson:
* Mã kiểm tra Imei: *#06#
* Để kiểm tra phiên bản phần mềm, bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#.
- Motorola:
* Mã kiểm tra Imei: *#06#
Mã bảo vệ mặc định của các loại máy:
Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ, nếu không thay đổi user codem, bạn hãy thử nhập các số user code mặc định, gồm: Nokia: 12345; Motorola: 1234; Samsung: 0000; Sony Ericsson: 0000; Siemens: 0000.
Theo những cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, thông thường các tay buôn máy mua board mạch kém chất lượng, bị lỗi... đã qua chỉnh sửa, gắn thêm một số chi tiết từ Trung Quốc về, gắn thêm sườn máy, màn hình, các phụ kiện khác và dán tem để bán cho người tiêu dùng có nhu cầu. Để biết cách chọn mua điện thoại cũ giá rẻ đúng chất lượng các bạn hãy lưu ý những điều dưới đây nhé!
>> Cũ giá rẻ
6 điều cần lưu ý khi mua điện thoại di động cũ
- Độ đen của màn hình:
Thông thường, khi bật nguồn máy của Nokia, bạn sẽ thấy màn hình xuất hiện lần lượt như sau: Một nền đen, sau đó chuyển sang màn hình trắng trong khoảng từ 1-2 giây, tiếp đến là cột pin bên góc phải phía trên, rồi Startup Logo của Nokia với hai bàn tay bắt nhau và vào mạng. Trong khi đó, ở các máy lên đời tính từ lúc bật nguồn đến lúc màn hình chuyển từ đen sang trắng phải mất đến 5-6 giây, sau đó mới xuất hiện cột pin, Startup Logo của Nokia.
Một số máy lên đời có "màn hình đen hơn so với máy thường và chỉ có những người rành về máy mới nhìn thấy được. Riêng với loại Nokia 8310, số lượng máy lên đời rất ít, nhưng bạn phải nhờ đến các chuyên viên sửa chữa điện thoại di động thẩm định mainboard mới biết được. Điều này có nghĩa là người bán phải cho phép mở máy để kiểm tra. Nếu họ từ chối đề nghị được xem bên trong máy của bạn, bạn nên bỏ ngay ý định mua chiếc máy này dù được chào với giá rất mềm.
- Số thứ 15 "hộ mệnh":
Bạn nên nhớ con số thứ 15 (số cuối cùng) trong dãy số IMEI vì nó giống như một lá bùa "hộ mệnh" giúp bạn loại trừ máy lên đời. Thao tác như sau, bạn bấm *#06# hay *#92702689# để xem con số thứ 15 của dãy số IMEI gốc trong máy. Nếu số này và số 15 trên tem dán sau lưng máy trùng với nhau bạn có thể yên tâm. Trong số IMEI, con số thứ 15 này không dùng, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy và quan trọng là chưa có thông tin nào cho thấy có thể thay đổi con số cuối này trên máy.
- Độ sắc nét của ốc vít:
Mở vỏ mặt trước của máy ra, bạn sẽ thấy 6 con ốc vặn trên board bàn phím. Nếu máy "zin" thì 6 con ốc này chưa mở, nên các cạnh trong của 6 con ốc này rất sắc và chưa có dấu mở và trên mặt kiếng màn hình không có dấu tay. Các máy lên đời thì các cạnh của ốc không còn sắc nữa mà có dấu vặn ra vặn vào, và nhiều máy còn để lại dấu tay của người thợ trên màn hình trong quá trình lắp ráp thủ công.
- Bảo hành màn hình Samsung:
Nếu bạn mê Samsung, đây là những thông tin bạn cần nhớ. Các máy Samsung như A800, T400, T500 rất dễ gặp các sự cố bus dây liên quan đến màn hình như màn hình trong, ngoài bị trắng hay mất đèn màn hình trong và ngoài.
Một số cửa hàng bán máy điện thoại di động thường cố tình phớt lờ về sự cố này, không bảo hành màn hình. Do vậy, khi mua máy điện thoại di động cũ nhãn hiệu của Samsung bạn nên thỏa thuận với người bán về vấn đề bảo hành dây màn hình. Bạn có thể sẽ phải trả thêm một ít chi phí vì chuyện này, nhưng bạn đã loại bỏ bớt một rắc rối thực sự khi mua điện thoại di động cũ.
- Tránh xa máy lề đường:
Mua điện thoại di động cũ giá rẻ ở lề đường như ở Hùng Vương, Lê Đại Hành, Nguyễn Kiệm là cầm chắc trong tay 10/10 phần thua. Biết thế, nhưng nhiều người vẫn không kìm lòng vì giá quá rẻ và bị lừa. Những người bán ở khu vực này thường sẽ giới thiệu cho bạn một máy tốt để bạn thử thường là gọi, nhận và gửi tin nhắn, nhưng khi tính tiền họ sẽ tìm cách đổi bằng một máy hư có mầu vỏ giống như vậy và khoảng 99,99% các máy này không thể sửa chữa được.
- Đến cửa hàng quen:
Thông thường máy điện thoại di động cũ được bảo hành trong một tháng, khoảng thời gian này cũng đủ để bạn xác định tương đối chất lượng chiếc điện thoại di động đã mua. Cách an toàn nhất, bạn nên tìm đến một cửa hàng quen hoặc nhờ bạn bè giới thiệu. Những người này thường thông báo tình trạng máy cho bạn và giá cả thuận mua vừa bán.
Nếu bạn có sở thích thay đổi điện thoại liên tục thì cần chú ý những gì để có thể bán điện thoại cũ với giá cao? để biết câu trả lời thì hãy tham khảo phần dưới nhé!
Sẽ đến lúc bạn cần quyết định lên đời một chiếc smartphone mới, vậy với chiếc điện thoại cũ của mình, bạn nên làm gì? Với một sản phẩm đa năng và hữu ích như smartphone sẽ có kha khá điều thú vị bạn có thể làm cùng một chiếc điện thoại cũ đấy!
5 điều nên làm với điện thoại cũ
1/Đem bán
Có lẽ đây sẽ là phương án được nhiều người lựa chọn và nghĩ đến đầu tiên nhất khi mà kể cả đối với những chiếc điện thoại đã bị hỏng hóc kha khá thì vẫn sẽ có người muốn mua nó để sửa chữa và sử dụng. Bằng cách này, bạn vừa có thể giải quyết "chú dế" cũ vừa có thêm một nguồn tài chính hỗ trợ việc tậu về một chiếc smartphone mới.
2/Tặng người khác
Đem chiếc smartphone cũ của bạn cho người khác cũng là một lựa chọn rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã xóa bỏ toàn bộ các thông tin cá nhân trước đây được lưu trên máy trước khi nhượng quyền sử dụng cho người khác.
3/Tái chế
Nếu chiếc điện thoại của bạn đã hỏng hóc đến mức khó thể chữa được, một trong những phương án tốt nhất đó là hãy tái chế chiếc điện thoại này. Ở các nước có ngành công nghiệp điện tử phát triển, bạn có thể liên lạc trực tiếp với nhà sản xuất điện thoại hoặc nhà mạng để được hỗ trợ tư vấn cách xử lý rác thải điện tử. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại rác này vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và chưa có cách thức giải quyết cụ thể, nhất quán.
4/Dùng nó như một chiếc điện thoại dự phòng
Có thể một ngày trong khi bạn đang cần liên lạc khẩn cấp thì chiếc điện thoại bạn đang dùng lại dở chứng không sử dụng được, lúc này, việc cuống cuồng đi tìm một chiếc điện thoại khác chẳng phải vô cùng khó sao? Hãy sạc đầy pin chiếc điện thoại cũ của bạn, tắt nó đi và cất vào một nơi nhất định. Sẽ có lúc bạn nhận thấy hành động này của mình là hoàn toàn chính xác và thông minh.
5/“Vọc” phần mềm
Nếu bạn là một tín đồ công nghệ đích thực và chiếc điện thoại cũ của bạn vẫn còn sử dụng được, đây sẽ là một "phòng thí nghiệm" tuyệt vời để bạn “vọc” phần mềm của máy. Nếu đó là một thiết bị Android, thử cài một số ROM tùy chỉnh vào máy là một gợi ý khá thú vị. Điều này sẽ làm bạn hiểu thêm về cách thức nền tảng Android hoạt động. Thậm chí, có thể bạn chưa biết, một số điện thoại Windows Phone còn có thể chạy được cả hệ điều hành Android. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều bí quyết “vọc” trên Internet để áp dụng vào thiết bị của mình.
Tham khảo thông tin mua bán điện thoại cũ giá rẻ, chất lượng tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật nhanh nhất những mẫu điện thoại cũ đẹp, hãy xem ngay: điện thoại cũ
Xem thêm:
Điện thoại cũ giá rẻ - Mua đồ cũ giá rẻ, thanh lý hàng cũ | Mua đồ điện máy cũ
Các bài viết liên quan đến Điện thoại cũ giá rẻ, Mua đồ điện máy cũ
- Tivi cũ giá rẻ 22336