Mua máy ảnh kỹ thuật số cũ và những mẹo hay bạn đừng quên
Mua máy ảnh kỹ thuật số cũ và những mẹo hay bạn đừng quên, 234, Uyên Vũ, Cũ Giá Rẻ
, 03/11/2016 09:58:41
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ nguồn tài chính để đầu tư cho các sản phẩm mới, vì thế, không ít người đã lựa chọn chiếc máy ảnh đã qua sử dụng để phù hợp hơn với túi tiền. Chỉ cần một vài lưu ý khi mua máy ảnh cũ, bạn hoàn toàn có thể sỡ hữu một thiết bị chất lượng với giá phải chăng, nhưng vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu chụp ảnh cơ bản.
Top 10 máy ảnh kỹ thuật số cũ tốt nhất giá dưới 11 triệu
Nhờ vào những công nghệ tiên tiến hiện nay, những chiếc máy ảnh kĩ thuật số vẫn có các tính năng ưu việt không kém gì các dòng máy cao cấp khác. Dưới đây là một vài gợi ý tham khảo cho người có nhu cầu mua máy ảnh giá dưới 11 triệu đồng với chất lượng tốt nhất.
1. Nikon 1 J5
Nikon 1 J5 thuộc dòng máy ảnh Mirrorless tầm trung của Nikon và được ra mắt đầu năm 2015.
- Bên trong thân hình nhỏ gọn như một máy ảnh compact này là bộ cảm biến BSI CMOS 20.8MP kích thước 1 inch, chip xử lý ảnh Expeed 5A, 171 điểm nét tương phản và 105 điểm nét pha, dải ISO từ 160-12800.
- Máy có thể chụp liên tiếp tới 20 khung hình/giây ở chế độ lấy nét liên tiếp hoặc 60 khung hình/giây ở chế độ lấy nét cố định.
- Màn hình có kích thước 3 inch độ phân giải 1 triệu điểm ảnh có thể lật 180 độ, thích hợp cho việc chụp ảnh tự sướng hoặc tự chụp ảnh cho gia đình.
- Nikon 1 J5 hỗ trợ mạnh mẽ khả năng quay video với độ phân giải 4K với 15fps cùng kết nối tiên tiến như WiFi/NFC.
2. Canon EOS 1200D (Rebel T5/Kiss X70)
Đây là chiếc máy ảnh DSLR giá rẻ dành cho phân khúc những người mới bắt đầu với các tính năng và hệ thống điều khiển đơn giản.
- Canon1200D được trang bị cảm biến CMOS 18 MP tích hợp hệ thống lấy nét 9 điểm mới với 1 điểm cross-type trung tâm cùng bộ xử lý hình ảnh Digic 4, hệ thống lấy nét lai với vùng lấy nét rộng, hỗ trợ khả năng lấy nét liên tục trong chế độ Live View.
- Hỗ trợ quay video Full HD 1080p với 30 fps và hỗ trợ ISO tối đa đến 12.800.
- Mặt sau của máy là màn hình 3inch có độ phân giải 460.000 điểm ảnh không quá vượt trội so với các đối thủ cùng phân khúc.
3. Sony Cybershot DSC-RX100 II
- Thiết kế nhỏ gọn ấn tượng, hiện đại
- Chất lượng hình ảnh xuất sắc nhờ cảm biến 20.2 MP 1 inch và ống kính Carl Zeiss, zoom quang học 3.6X với công nghệ Clear Image Zoom giúp độ phóng đại khung hình có thể tăng lên 2 lần mà vẫn đảm bảo chi tiết.
- Sony đã trang bị cho RX100 II màn hình có kích thước 3 inch với độ phân giải lên đến 1.229 triệu điểm ảnh cùng công nghệ WhiteMagic tăng cường độ sáng khi sử dụng ngoài trời nắng.
- Màn hình có khả năng lật lên xuống dễ dàng tạo góc nhìn tiện lợi cho người dùng.
- Máy còn có khả năng quay video độ phân giải Full HD 1080p cùng hỗ trợ kết nối Wi-Fi/NFC.
4. Olympus Stylus TOUGH TG-4
- Olympus Stylus Tough TG-4 có thiết kế vỏ nhôm siêu bền giúp bảo vệ máy an toàn ngay cả khi rơi từ độ cao 2,1m, bị ngâm trong nước dưới độ sâu 15m hoặc khi nhiệt độ môi trường xuống đến mức -10 độ C.
- Trang bị cảm biến BSI-CMOS 1/2,3 inch độ phân giải 16MP hỗ trợ chống rung, bộ xử lý hình ảnh tốc độ cao TruePic VII và có dải nhạy sáng ISO từ 100-6.400.
- Máy cho phép người dùng chụp ảnh RAW với chất lượng hình ảnh cao hơn.
- Máy có ống kính zoom quang 4x với màn hình LCD 3 inch độ phân giải 460.000 điểm ảnh ở mặt sau máy.
5. Sony CyberShot DSC HX400V
- Sony Cybershot HX400V được trang bị cảm biến Exmor R 20.4 MP cùng bộ xử lý hình ảnh BIONZ X
- Ống kính quang học 50X có dải tiêu cự 24-200 mm có đầy đủ các tính năng của dòng máy ảnh siêu zoom tầm cao, vòng điều chỉnh đa năng (AF, MF) xung quanh ống kính, hệ thống chống rung quang học 3 chiều với chế độ Active mode khi quay phim.
- Máy có dải ISO từ 100-12.800, cho phép chụp ảnh liên tiếp với tốc độ 10 hình/giây cùng chế độ ổn định hình ảnh quang học.
- Phía sau máy là màn hình LCD 3 inch độ phân giải 921.600 điểm ảnh và kính ngắm điện tử.
- Hỗ trợ khả năng quay phim Full HD 1080p, kết nối microHDMI, Wi-Fi hay NFC để kết nối với các smartphone và tablet Android chạy ứng dụng PlayMemories.
6. Canon PowerShot S120
- Canon PowerShot S120 là mẫu máy ảnh bỏ túi nhỏ gọn có ống kính 24-120mm với khẩu độ được mở rộng đến f/1.8-f/5.7.
- Máy sử dụng bộ xử lý DIGIC 6 giúp ghi lại những hình ảnh với độ nhạy sáng cao thông qua cảm biến BSI-CMOS 12.1 MP và có thể chụp liên tiếp được 12,1 khung hình /giây ở độ phân giải tối đa.
- Model này cũng hỗ trợ tính năng quay phim Full HD 1080p chuẩn 50p/60p, tích hợp micro kép.
- Chế độ Star mode mới của máy giúp người dùng lưu lại những bức ảnh có bầu trời ban đêm đặc sắc hơn nhờ 3 chế độ chụp: Star nightsape, Star trails, Star Time Lapse
- Tính năng chụp ảnh điều chỉnh phông nền Background Defocus giúp bạn có được những bức ảnh xoá phông thú vị cùng chế độ Smart AUTO của máy có thể nhận diện khoảng 58 khung cảnh định sẵn.
- Máy còn hỗ trợ kết nối Wi-Fi và dịch vụ Canon iMAGE GATEWAY.
7. Nikon Coolpix S9900
- Mang dáng vẻ hoài cổ nhưng Coolpix S9900 vẫn không kém phần hiện đại với màn hình lật xoay đa hướng kích thước 3 inch độ phân giải 921.000 điểm ảnh
- Được trang bị cảm biến CMOS kích thước 1/2,3 inch hỗ trợ độ phân giải 16MP, zoom quang lên đến 30x, hỗ trợ chống rung quang học.
- Coolpix S9900 hỗ trợ quay video Full HD 1080/30p hay ghi hình tua nhanh thời gian (Time-lapse) cùng đèn flash dạng pop-up, kết nối GSP, Wi-Fi và NFC tích hợp.
8. Fujifilm XQ2
- Chiếc XQ2 được trang bị cảm biến X-Trans CMOS II cao cấp của hãng Fujifilm, với kích thước 2/3 inch và độ phân giải 12MP với bộ xử lý hình ảnh EXR II.
- XQ2 sử dụng ống kính Fujinon 25-100mm có tính năng zoom quang học 4x với khẩu độ tối đa f/1.8 cùng hệ thống chống rung quang học.
- Sử dụng công nghệ Fuji Lens Modulation Optimizer để loại bỏ hiện tượng nhiễu xạ khi chụp ảnh rộng và xa.
- Khả năng quay video Full HD 1080p được lấy nét bởi hệ thống AF tracking, dải ISO từ 100-12.800 và một nút riêng để kết nối nhanh với Wi-Fi.
9. Nikon Coolpix S7000
- S7000 có kiểu dáng tương đối nhỏ gọn, giúp bạn dễ dàng mang nó đi bất cứ đâu khi thoải mải để nó trong túi áo hoặc túi xách.
- Máy được trang bị cảm biến CMOS độ phân giải 16MP với bộ vi xử lý EXPEED C2, đi kèm cùng ống kính NIKKOR zoom quang học 20x.
- Máy khởi động rất nhanh khoảng 0,99 giây và khả năng lấy nét chỉ với 0,26 giây.
- Máy có hỗ trợ quay video Full HD 1080p tại 60fps cùng kết nối mạng không dây Wifi và NFC.
- Khả năng thiết lập các điểm lấy nét tự động bằng tay trên S7000 khá ấn tượng mà ít có một chiếc máy ảnh compact nào có được.
10. Panasonic Lumix DMC-TS30
- TS30 với thiết kế khỏe khoắn cùng vỏ ngoài siêu bền có khả năng chống bụi, chống thấm nước, chống sốc, hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp.
- Máy sở hữu cảm biến CCD 16.1MP cung cấp hình ảnh rõ ràng ngay cả trong điều kiện ánh sáng thấp với ống kính Lumix DC Vario có độ dài tiêu cự từ góc rộng đến tele 25-100mm và khả năng zoom quang 8x.
- TS30 được cung cấp tính năng Underwater giúp bù màu thường bị mất khi chụp dưới nước, cung cấp hình ảnh dưới nước trông tự nhiên hơn.
- Máy còn có thể quay video HD 720p với màn hình LCD 2.7 inch độ phân giải 230.000 điểm ảnh và đèn pin đi kèm khi quay video dưới nước hoặc chụp ảnh ban đêm.
3 vấn đề cần lưu ý khi mua máy ảnh cũ giá rẻ
Để tránh mắc phải một số sai lầm khi mua ống kính máy ảnh cũ, chúng ta cần phải kiểm tra thật kỹ phần bên ngoài và phần trên trong của máy ảnh. Và để kiểm tra cũng cần phải trang bị một số những vật dụng như: máy ảnh phù hợp với lens cần mua, đèn pin với độ sáng vừa phải v.v.
1. Kiểm tra tổng thể bên ngoài máy
Kiểm tra số series bên ngoài máy xem có chính xác không? Đối với ống canon đã qua sử dụng, chúng ta có thể tính tuổi và xem xuất xứ của chúng bằng cách xem mã số đằng sau đuôi lens.
Dãy mã số sau đuôi lens Canon bao gồm 6 kí tự: Ví Dụ: FU1105
Trong đó:
- F tượng trưng cho nhà máy sản xuất sản phẩm
Có tất cả 3 nhà máy chính và đều đóng tại Nhật Bản (U: Nhà máy Utsunomiya; F: Nhà máy Fukushima; O: Nhà máy Oita)
- U tượng trưng cho năm sản xuất. Lấy A làm năm đầu tiên sản xuất là năm 1986, B là năm 1987,….tiếp theo đến U là năm 2006, V là năm 2007
- 11 là tháng sản xuất ra sản phẩm.
- 05 là mã riêng của Canon không cùng để tính tuổi
Như vậy ta có kết quả của dãy số FU1105 là: Lens Canon được sản xuất tại nhà máy Utsunomiya vào tháng 11 năm 2006.
Kiểm tra các phụ tùng đi kèm như nắp ống kính của máy ảnh, cáp trước sau,… kiểm tra thật kĩ các mặt xem độ trầy xước, qua đó, có thể đoán được cách bảo quản của người sử dụng.
Kiểm tra độ chắc chắn của các ốc vít nằm ở mặt sau ống kính. Nếu ống kính có dấu hiệu cạy, mở để lau chùi, thì nên cân nhắc thật kĩ khi chọn mua.
Kiểm tra độ chắc chắn, ăn mòn, hay dấu hiệu cạy mở các con ốc trên lens. Nguồn: photography.tutsplus.com
Kiểm tra độ chắc chắn, ăn mòn, hay dấu hiệu cạy mở các con ốc trên lens. Nguồn: photography.tutsplus.com
2. Kiểm tra cơ cấu lens
- Xoay nhẹ zoom của ống kính kể kiểm tra độ mượt của nó. Không nên chọn lens có dấu hiệu rít hoặc quá trơn.
- Chụp thử để kiểm tra chế độ lấy nét và chống rung của ống kính bằng thân máy đã chuẩn bị sẵn.
3. Kiểm tra chất lượng quang học bên trong
Đối với thấu kính trước và sau, cần phải soi thật kĩ để kiểm tra các dấu hiệu như trầy, xước, ống kính bám bụi, bị mù, hay hiện tượng rễ tre v.v.
- Nếu không mang theo đèn pin để soi trực tiếp vào thấu kính thì giơ ống kính lên ngược chiều luồng ánh sáng để kiểm tra.
- Nên mở khẩu ở chế độ lớn nhất và đặt thấu kính ngược về phía đuôi hướng theo luồng ánh sáng.
- Nếu để một ngón tay từ từ trước thấu kính thấy những lốm đốm xuất hiện là nấm mốc và những vằn vện là rễ tre (thường xuất hiện do việc bảo quản ống kính không tốt) hầu như không sửa được, phải thay luôn ống kính mới.
Bảo quản máy ảnh kỹ thuật số cũ đúng cách
Máy ảnh số ngày nay đã rất phổ biến vì giá máy ngày càng rẻ nên việc sở hữu một máy ảnh số cho riêng mình cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên máy ảnh số là một thiết bị công nghệ phức tạp với rất nhiều linh kiện điện tử bên trong do đó máy ảnh số cũng cần phải được bảo trì, bảo quản đúng cách.
1.Các tác nhân gây hại cho máy ảnh số
- Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp
Máy ảnh số nếu không được bảo quản cách ẩm tốt có thể sẽ bị ẩm mốc không chỉ bên ngoài vỏ máy mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cảm biến và các linh kiện điện tử bên trong.
Cũng không nên bảo quản máy ảnh số ở môi trường quá khô vì máy ảnh và ống kính đều có những bộ phận chuyển động như các bánh răng trượt, xoay và những chi tiết này được nhà sản xuất bôi trơn bằng dầu máy nhẹ để đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru.
Nếu bạn đặt máy ảnh số trong môi trường có độ ẩm quá thấp sẽ làm cho dầu khô nhanh hơn dẫn tới các chi tiết vận hành kém hiệu quả hơn thậm chí nhanh lão hóa. Máy và ống kính nên được bảo quản ở độ ẩm khoảng 35% tới 45%.
- Nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền và tuổi thọ của máy ảnh số. Bạn nên tránh đặt máy ảnh vào cốp xe hoặc để máy ảnh số dưới ánh nắng quá gắt vì điều đó hoàn toàn không có lợi cho chiếc máy ảnh của bạn.
- Va đập mạnh
Để đảm bảo an toàn cho máy ảnh, bạn nên sắm một chiếc túi đựng máy ảnh có tính năng chống va đập để giúp máy an toàn khi có va chạm mạnh.
Với máy ảnh DSLR, bạn cũng nên trang bị thêm cho ống kính hai phụ kiện cần thiết đó là kính lọc (UV filter) vừa có tác dụng giảm tia cực tím, chống lóa vừa giúp bảo vệ ống kính khi có va chạm, tránh bị xước bề mặt ống kính; loa che nắng (lens hood) vừa ngăn không cho ánh sáng từ hai bên chiếu vào những thấu kính ngoài cùng gây mờ vừa giúp tránh va chạm trực tiếp vào phần đầu của ống kính dễ gây nứt vỡ.
2.Chống ẩm cho máy ảnh
- Phơi nắng
Bạn hãy chọn thời điểm ánh nắng nhẹ vào buổi sáng (tránh nắng gắt vào buổi trưa hoặc chiều) rồi tháo ống kính, kính lọc (UV filter) và cả mũ lens (hood) ra phơi trong khoảng 30 phút đến 1 giờ.
Bạn nên đặt máy và phụ kiện trên một tấm vải sạch và chọn khu vực không có nhiều bụi để tránh bụi bẩn bám vào máy hay ống kính.
Tắm nắng cho máy ảnh và phụ kiện chỉ thích hợp với những khu vực khô ráo, ít bụi, cách này tuy đơn giản và không mất tiền nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nơi bạn ở.
- Chống ẩm
Một trong những cách chống ẩm mà các thợ ảnh ngày xưa hay dùng đó là rang thật khô gạo sau đó bỏ vào túi vải xô khâu kín lại đặt bên cạnh máy ảnh và ống kính. Đặc tính gạo rang có thể hút ẩm rất tốt nhưng sau một thời gian bạn sẽ phải tháo túi ra và rang lại gạo để đảm bảo hạt gạo vẫn khô và hút ẩm tiếp. Cách này tuy không mất nhiều chi phí nhưng tốn công rang gạo và công tháo lắp túi đồng thời nếu bạn quên không kiểm tra túi gạo thường xuyên, rất có thể máy ảnh của bạn vẫn sẽ bị ẩm mốc.
Bạn cũng có thể sử dụng vôi bột cho vào túi vải xô giống như gạo rang vì đặc tính hút ẩm của vôi bột cũng rất tốt, tuy nhiên hãy nhớ kiểm tra độ ẩm của túi gạo hoặc vôi theo định kỳ để đảm bảo máy không bị ẩm mốc.
Ngày nay hạt chống ẩm Silicagel ra đời được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản chống ẩm cho thuốc hay các thiết bị điện tử như máy ảnh số. Hạt chống ẩm Silicagel có giá rất rẻ, chỉ từ 30 tới 40 nghìn đồng/kg và mua tại các cửa hàng bán hóa chất (ở Hà Nội có thể tìm mua ở phố Hàng Gà).
Hiện nay tại các cửa hàng bán máy ảnh đều có bán loại hộp chống ẩm bằng nhựa trong suốt, bên trong được đặt sẵn túi chứa hạt Silicagel rất thuận tiện cho việc bảo quản tránh ẩm.
Nếu như bạn quá bận rộn và ít có thời gian quan tâm đến độ ẩm trong hộp bảo quản máy ảnh số, có một thiết bị chuyên dụng khác là tủ chống ẩm chạy bằng điện sẽ giúp bạn luôn luôn yên tâm không phải lo về tình trạng ẩm mốc của thiết bị.
Hi vọng với những kinh nghiệm mua và bảo quản máy ảnh số trên đây sẽ giúp có một chiếc máy ảnh tốt nhất sử dụng trong suốt thời gian dài.
Mua máy ảnh kỹ thuật số cũ và những mẹo hay bạn đừng quên - Mua đồ cũ giá rẻ, thanh lý hàng cũ | Mua đồ kỹ thuật số cũ