Kỹ thuật quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu
Kỹ thuật quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu, 128, Minh Thiện, Cũ Giá Rẻ
, 04/03/2016 09:36:00Bạn là một “newbie” trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp? Bạn cảm thấy bối rối và không biết bắt đầu từ đâu để cho ra mắt những thước phim như mong muốn? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những kỹ thuật dùng máy quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về việc quay phim. Kỹ thuật quay phim cơ bản dành cho người mới bắt đầu.
1. Cầm chắc máy
Đây có lẽ là nguyên tắc cơ bản nhất trong số các nguyên tắc cơ bản khi bạn muốn quay phim hay chụp hình. Bạn hãy luôn cầm thật chắc máy trên tay để tránh tình trạng bị rung, nhòe hình ảnh, thậm chí nếu bạn làm rung quá mạnh có thể gây nhức mắt người xem. Nếu bạn chưa có các kỹ năng quay phim chuyên nghiệp để giữ máy cố định, hãy sử dụng một số công cụ hỗ trợ như chân máy nhé!
2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay
Khi bạn cầm máy quay trên tân, thuongf thường sẽ có 4 góc độ để quay phim thông dụng là quay vừa tầm mắt (đặt máy quay ở trước mặt và quay đối tượng trực tiếp theo chiều ngang); hạ thấp máy xuống từ đầu gối cho đến eo để tăng chiều cao cho đối tượng được quay hoặc có thể quay từ trên cao xuống để giúp khung hình độc đáo hơn và sáng tạo hơn. Đối với trường hợp quay phim trẻ em, bạn có thể ngồi xuống và sử dụng góc máy ngang tầm mắt.
Tất nhiên, bạn cũng có thể phối hợp hài hòa các thao tác di chuyển máy từ dưới lên cao dần hoặc ngược lại, nhưng nếu muốn cố định một vị trí đặt máy thì chỉ nên chọn 1 trong 4 vị trị trên.
3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy
Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.
4. Không quay quá “tham”
“Tham” ở đây là việc quay toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính. Nếu quay như vậy, các khung hình sẽ chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà…
Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, dủ là kỹ thuật quay phim bằng điện thoại hay quay phim bằng máy quay chuyên dụng, bạn hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.
Nói như vậy không có nghĩa phải bỏ qua những khung cảnh rộng lớn. Nhiệm vụ của bạn là hãy hạn chế quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi “zoom” từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn.
5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển
Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.
Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.
6. Lên kịch bản
Để đoạn phim đẹp, không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Đối với các dịch vụ quay phim, họ thường rất quan tâm đến kịch bản. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau để không phải lúng túng khi quay.
Một số kỹ thuật quay phim cơ bản
I: CÁC KHUNG HÌNH CƠ BẢN
1. Viễn cảnh: Bối cảnh rộng. Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.
2. Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
3. Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.
4. Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.
5. Đặc tả :Chi tiết người hay đồ vật. Từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh. Ví dụ :Mắt, miệng, chiếc nhẫn trên ngón tay…
6. Cảnh đôi
II: GÓC QUAY
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan.
1. Góc ngang (vừa tầm mắt): Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính, nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2m đến 1.8m.
2. Góc cao: máy quay nhìn xuống sự vật
Máy quay nhìn xuống sự vật làm người xem cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay hạ thấp tầm quan trọng của nhân vật với con người hoặc sự vật xung quanh.
3. Góc thấp: máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Máy hất lên cho cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo kịch tính, đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh/ tầm ảnh hưởng của nhân vật.
III. MỘT SỐ THỦ THUẬT ĐỂ CÓ KHUNG HÌNH ĐẸP
1. Tư thế cầm máy:
Hai chân dang ra ngang vai, hai tay cầm máy cho vững
Nếu có điểm tựa, bạn hãy tựa vào, như thân cây, tường, xe...Hay để máy ở một nơi cân bằng được, trên bàn, tảng đá, hay trên chân máy. Khi quay bạn nên cầm máy đứng, bạn có thể cân bằng hình ảnh bằng cách nhìn vào khung guide frame để có hình ảnh đẹp hơn.
Tránh để máy nghiêng, ngoại trừ bạn có ý định muốn thay đổi một chút hay đùa giỡn.
2. Cách để khung hình
Nếu bạn muốn mô tả độ lớn của mặt đất, biển... thì bạn nên để đường chân trời chiếm 2/3 khung hình.
Và ngược lại để thể hiện bầu trời rộng lớn thì quay hoa, động vật:
IV: MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI QUAY
• Chọn chuẩn phim khi quay: Hiện nay có hai chuẩn thông dụng: SD và HD
• SD: SD NTSC và SD PAL
• HD: HD 720p và HD 1080p (NTSC: 30 khung hình/1s, PAL 25 khung hình/1s)
• Ngoài ra cũng có một số chuẩn khác như: VGA (640 x 480), QVGA (320 x 240)…
• Để đảm bảo chất lượng của Video thì ta nên chọn chuẩn có độ phân giải cao như VGA hoặc SD trở lên.
• Trước khi quay thì nên set tất cả các thiết bị quay phim về cùng 1 chuẩn để tiện trong quá trình dựng phim. Để phù hợp với tần số của điện lưới Việt Nam (50hz) thì ta nên chọn chuẩn SD PAL hoặc HD PAL.
Một số kỹ thuật và những lỗi cơ bản trong quay phim
Dù chỉ đơn giản quay video để ghi lại các khoảnh khắc trong cuộc sống hay tham dự một cuộc thi nào đó thì bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau.
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…
Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.
Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.
Trong cảnh quay góc cao máy quay nhìn xuống sự vật. Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.
Trong phim của Murnau The Last Laugh, diễn viên Emil Jannings thường được quay từ trên xuống sau sự sụp đổ của ông, trong khi trước đó các cảnh miêu tả ông như là một ông gác cổng kiêu hãnh thường được quay ở góc thấp. Trong cảnh quay góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật.
Sự sắp đặt máy quay góc thấp chiếm ưu thế trong phim Citizen Kane của Orson Welles để làm nổi bật sự to lớn phi thường của ông trùm báo chí. Để chấp nhận việc thường xuyên sử dụng kiểu quay này, Welles đã phải xây dựng phim trường toàn là trần nhà. Chính sự có mặt khắp nơi của trần nhà ở cảnh nền đã tạo nên một trong những nét đặc trưng khác thường của Citizen Kane. Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và hành động trong phim.
Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua bao nhiêu thập kỷ làm phim.
Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.
Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay chính thức. Đạo diễn hình ảnh trong trường hợp này khá quan trọng trong việc quyết định chuyển động máy, ví dụ sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại.
Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không cần dùng chân chống. Kiểu quay này bắt nguồn từ nhà quay phim thời sự và được sử dụng rộng rãi trong các phim tài liệu và những nhà làm phim tiên phong. Đầu những năm 60’ việc sử dụng máy quay phim cầm tay trong việc sản xuất phim điện ảnh ngày càng tăng, vừa tiện lợi vừa đạt được cảm giác thật hơn trong một số cảnhquay phim đẹp.
Nguồn: https://mayquayphim.vn/ky-thuat-quay-phim-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-120.html
Kỹ thuật quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu - Mua đồ cũ giá rẻ, thanh lý hàng cũ | Chọn mua hàng
Các bài viết liên quan đến Kỹ thuật quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu, Chọn mua hàng
- Xe tay ga Honda 6042