Cũ Giá Rẻ

Kinh nghiệm chọn nội thất gỗ cũ vừa đẹp vừa chất lượng cho gia đình bạn

Nội thất gỗ hiện nay nổi lên như một sự lựa chọn thông minh nhất dành cho căn nhà của mỗi gia đình. Dễ hiểu được vì sao, nội thất gỗ lại được yêu thích như vậy. Và nếu như chi phí là điều bạn đang thiếu thì tìm mua đồ nội thất gỗ cũ là hoàn toàn hợp lý.

Thông qua những đặc tính cũng như những ưu điểm siêu việt của nó, người dùng ngày càng tin tưởng vào chất liệu gỗ cho những đồ nội thất của mình.

 

Chọn đồ gỗ cũ như thế nào cho từng không gian trong nhà?

1.Chọn gỗ cho cửa

 Cửa ra vào, cửa sổ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của một ngôi nhà. Việc sử dụng chất liệu gỗ để làm cửa gỗ đều đem lại cho người dùng một cảm giác chắc chắn và thể hiện được nét đẹp riêng. Vì cửa được sử dụng thường xuyên trong căn nhà, chịu tác động thường xuyên của mưa, nắng, gió cho nên yêu cầu phải có độ bền cao.

Chất liệu gỗ để làm cửa thực sự rất phong phú tuy nhiên các chuyên gia xây dựng thường chọn gỗ Trò và gỗ Lim cho khuôn cửa. Bởi vì, nếu nói về độ bền chúng có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng chung của mỗi nhà.

  1. Chọn gỗ cho sàn nhà

Những năm gần gần, việc sử dụng sàn nhà bằng gỗ đã thay thế cho rất nhiều nguyên liệu khách. Sàn gỗ vừa thể hiện được nét đẹp của không gian cổ điển, vừa bền lại vừa khiến cho người dùng có cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn, tạo ra sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Đặc biệt sàn gỗ còn dễ dàng kết hợp với các đồ trang trí nội thất khác, tạo ra một không gian hoàn hảo nhất.

Với những gia đình có điều kiện thì gỗ Căm xe là sự lựa chọn sáng suốt bởi vì gỗ căm xe có màu sắc tự nhiên và vân gỗ rất đẹp, rất thích hợp để làm sàn gỗ. Ngoài ra, một loại gỗ cũng không kém phần sang trọng và quý phái là gỗ Giáng hương được các nước Á, Âu ưa dùng, chúng có mùi thơm, vân gỗ cũng rất đẹp, thớ gỗ nhỏ và rắn chắc, độ bền cao được thiết kế làm sàn nhà rất đẹp và nổi bật.

  1. Chọn gỗ cho bàn ghế phòng khách

Bàn ghế là nơi phải chịu khá nhiều sự tác động, cần chọn loại gỗ ít cong vênh, chịu được nhiệt độ cao. Các loại gỗ có thể lựa chọn đó là: Sồi Nga, Sồi Mỹ, Tần Bì, Xoan Đào.

Với những loại gỗ này vân gỗ nổi, có nhiều màu là sự lựa chọn hợp lý nhất cho bộ bàn ghế của mỗi gia đình đặc biệt là trong những ngôi nhà có thiết kế hiện đại.

  1. Chọn gỗ cho tủ bếp

Bếp là nơi có độ ẩm cao, là nơi thường xuyên chịu sự tác động của mùi, nước và các chất tẩy rửa. Vì vậy cần lựa chọn loại gỗ có độ bền tốt, chịu nước và chịu được nhiệt độ cao. Và gỗ Dổi là loại gỗ thích hợp nhất cho tủ bếp, gỗ Dổi có độ bền rất cao, vân gỗ tự nhiên, sắc nét và đặc biệt là phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

Tủ bếp gỗ Dổi mang lại một vẻ đẹp vừa sang trọng, cổ điển vừa toát lên vẻ đẹp hiện đại. Ngoài ra, một loại gỗ khá quý hiếm và giá thành khá cao đó là gỗ Giáng hương cũng rất phù hợp cho việc làm tủ bếp trong gia đình. Các loại gỗ như: Sồi đỏ, Sồi trắng, Xoan, Bạch tùng cũng thường xuyên được sử dụng vì đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bếp.

  1. Chọn gỗ làm cột, xà nhà, bậc cầu thang, tấm phản

Đối với các loại gỗ bình thường chúng thường dễ cong vênh, tuy nhiên với gỗ Lim thì không. Gỗ Lim cứng, rắn, chắc và nặng, không bị mối mọt, khả năng chịu lực tốt, vân gỗ có dạng xoắn tự nhiên rất đẹp.

Chính vì vậy, gỗ Lim thường được sử dụng để làm cột, xà nhà hay các tấm phản. Mặc dù mang nhiều đặc tính nổi trội như vậy nhưng gỗ Lim không thích hợp để làm đồ da dụng bởi gỗ Lim độc và không tốt cho sức khỏe. Nói về độ bền, chịu lực cao thì gỗ Miến cũng rất thích hợp cho việc lựa chọn để sử dụng.

  1. Chọn gỗ cho giường ngủ

Giấc ngủ thực sự quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người, do đó chọn cho mình một chiếc giường ngủ tốt là điều vô cùng quan trọng. Loại gỗ tốt nhất để làm giường đó là gỗ Pơ mu, tiếp đến là: cẩm lai, mun đen, mun sọc, gụ, trắc. Các loại gỗ này thường có giá thành khá cao, và cũng quý hiếm hơn.

Pơ mu là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho giường ngủ bởi vì nó là loại gỗ hiếm, gỗ quý, chất lượng gỗ tốt, thớ mịn và đặc biệt là có mùi thơm rất tốt cho sức khỏe, tránh được côn trùng và muỗi, không bị mối mọt tàn phá. Tiếp đến có thể sử dụng gỗ: Sồi, Xoan đào. Các loại gỗ này cũng rất thích hợp cho việc thiết kế giường và chúng có giá thành khiêm tốn hơn.

 

Bí quyết chung khi chọn những đồ nội thất gỗ cũ cần nhớ

  1. Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn...

Khi mua nội thất cũ như đồ gỗ cũ, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo... Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo... bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.

Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.

  1. Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ

Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!

Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.

Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!

Nên hỏi ý kiến chuyên gia khi mua nội thất gỗ cổ

Khi mua nội thất cổ bằng gỗ, hãy chắc chắn món đồ nội thất bạn định mua là đồ thật hay chỉ là bản sao. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia đồ cổ. Khi đã có được tư vấn rồi, bạn còn cần chú ý tới kết cấu và hình dáng của nó xem có phù hợp với không gian định sắp đặt hay không nhé!