Dù giá máy tính đã rất hạ so với trước đây, nhưng laptop vẫn ở mức vài triệu đồng mỗi chiếc. Điều này càng ý nghĩa hơn đối với khoản ngân sách eo hẹp. Tuy nhiên, với những rủi ro có thể tiềm ẩn với các món đồ điện tử cũ thì bạn lại càng nên cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải xác định được: Bạn cần cái gì và bạn trả tiền cho cái gì.
Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản để bạn có thể loại bớt những rủi ro.
1. Nên gặp tại nhà riêng hoặc nơi tin cậy
Có nhiều cách để bạn có thông tin về chiếc laptop cũ có cấu hình phù hợp với mình, qua các trang rao vặt, trên diễn đàn hoặc bạn bè rỉ tai nhau. Phần lớn trường hợp người bán và người mua không biết nhau hoặc chỉ quen qua diễn đàn.
Khi đến xem máy, người mua thường đem theo tiền số tiền tương đương với giá rao của người bán. Vì thế, bạn nên chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ nên ở nơi không bị đánh cướp. Mặt khác, khi mua máy cũ cũng cần xem xét tỉ mỉ nên địa điểm được chọn cũng phải đảm bảo việc "ngồi lâu mà không bị soi".
Nhà riêng được ưu tiên hàng đầu. Nếu chọn địa điểm là một quán cafe, bạn nên chọn quán có sẵn WiFi để kiểm tra tính năng này của laptop.
2. Mang theo ổ USB
Cổng USB khá quan trọng bởi chúng được sử dụng để kết nối với nhiều thiết bị máy in, chuột và webcam. Tuy nhiên, những thiết bị đó khá kềnh càng và thường đòi cài đặt driver mới hoạt động được.
Một chiếc ổ USB nhỏ gọn không cần cài thêm bất cứ driver nào. Bạn chỉ cần cắm vào tất cả các cổng trên laptop để kiểm tra sự nhận dạng có nhanh không, tốc độ truyền qua lại giữa máy tính và ổ đĩa có trơn tru hay không. Nếu các cổng hoạt động tốt với ổ USB, nó sẽ hoạt động tốt với các thiết bị khác.
Hơn thế, chiếc ổ USB này có thể chứa một vài tiện ích để bạn kiểm tra thời gian dùng pin, cấu hình máy hoặc tìm điểm chết trên màn hình LCD.
3. Kiểm tra khớp nối và "ngoại hình" máy
Mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi tệ hại hơn một chiếc được chăm sóc kỹ lưỡng.
Khớp nối màn hình với thân máy cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những phiền toán khi sử dụng.
Khi rao hàng trên website, người bán thường nói "còn 90%", "mới 98%",... nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán và không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý.
Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.
Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên từ bỏ ý định mua. Nhiều người thích xem "độ mòn" bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền.
Những linh kiện khách như đầu đọc thẻ, bluetooth, ... nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.
4. Chỉ dùng pin, không cắm điện khi kiểm tra
Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng máy có thể hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện.
Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự.
Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất đáng để bạn lưu vào ổ USB khi mang đi kiểm tra.
5. Kiểm tra bàn phím
Mở một đoạn văn bản nhỏ và kiểm tra tất cả các phím trên máy có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt và phím Fn (Function) để thực hiện các chức năng điều khiển khác.
Bất kỳ phím nào hỏng, bị dính cũng sẽ gây khó chịu khi sử dụng.
6. Kiểm tra ổ đĩa quang
Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang, bạn hãy chắc chắn nó còn hoạt động.
Chuẩn bị một và đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.
Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.
7. Chắc chắn về cấu hình máy
Chạy thử một vài phần mềm để xác định đúng cấu hình máy như quảng cáo của người bán. Nếu máy tính là dạng "nguyên bản", bạn hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không.
Những máy tính Lenovo - IBM có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của Lenovo để kiểm tra cấu hình và pin có phải đổi hay không.
Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,... Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.
8. Kiểm tra "điểm chết" và các lỗi liên quan màn hình LCD
Màn hình laptop đã qua sử dụng, đặc biệt là hàng đổi trả nhập khẩu (refurbish), thường có "điểm chết" (death-pixel - những điểm ảnh bị hỏng trên màn hình, không thể thay đổi màu hoặc luôn nhấp nháy). Việc tìm kiếm một vài điểm chết trong hàng triệu điểm ảnh trên màn hình là điều không dễ.
Mẹo kiểm tra thông thường là bạn chuyển màu màn hình nền toàn màn hình, lần lượt các màu đen, trắng, lục, lam, vàng,... để tìm. Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm và website hỗ trợ việc tìm kiếm điểm không đổi màu trên màn hình.
Tùy theo số lượng và vị trí từng điểm mà người dùng có thể chấp nhận được hay không. Nếu chỉ có 1-2 điểm ở phía rìa màn hình thì có thể chấp nhận được với những người dễ tính. Nếu có "điểm chết" ở khu vực giữa màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó bởi khi làm việc lâu sẽ rất khó chịu cho mắt bạn.
Khi kiểm tra màn hình, bạn nên để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau để phát hiện có điểm này bị thâm không. Nếu toàn bộ sáng đều thì màn hình còn tốt. Nếu có những điểm thâm tối khi nhìn các góc khác nhau thì màn hình đã cũ và xác suất hỏng khá cao.
9. Kiểm tra ổ cứng
Đây là khâu kiểm tra mất thời gian nhất nhưng rất quan trọng. Không giống các linh kiện thuần điện tử, ổ cứng kết hợp cả cơ và điện tử nên "nhạy cảm" hơn rất nhiều.
Bạn nên chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy. Trong khi kiểm tra, bạn ghé tai nơi gắn ổ cứng để kiểm tra xem tiếng ổ chạy có "mượt" không.
10. May mắn và... liều
Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không "hành hạ" bạn nhiều.
Xem xét và chắc chắn từng công đoạn, may mắn sẽ đến với bạn bằng một chiếc laptop phục vụ đắc lực cho công việc của bạn.
Những kinh nghiệm đáng có khi quyết định mua laptop cũ
Để sở hữu một chiếc laptop cũ giá rẻ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu lướt web, soạn văn bản, chơi một số game cơ bản thì bạn không phải bỏ một số tiền quá lớn để sắm laptop mới. Thay vào đó, laptop cũ, cấu hình vừa phải sẽ giúp bạn thỏa mãn vấn đề này, vừa đủ để học tập, vừa có thể giải trí với nhu cầu không quá cao.
Tuy nhiên, kinh nghiệm mua laptop cũ luôn là điều mọi người trong chúng ta thắc mắc vì không ai muốn mua phải sản phẩm "đểu", sản phẩm không rõ nguồn gốc để rồi phải mang đi thay, đi sửa, hỏng hóc luôn xảy ra, gây cho bạn biết bao phiền toái.
Những lời khuyên sau sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn cho mình một chiếc laptop cũ vừa ý và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra:
1/ Cửa hàng uy tín và thương hiệu
Điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi mua laptop cũ là tìm cho mình những cửa hàng, đại lý có uy tín và chất lượng, hỗ trợ tốt
Thương hiệu cũng là mục tiêu mà bạn cần biết.
Một số dòng laptop bền, ổn định, pin khá trâu gồm: Dell, Lenovo (IBM cũ), HP, Toshiba.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì sản phẩm chất lượng được sắp xếp theo thứ tự sau: Các dòng Apple Macbook --> Lenovo Thinkpad --> Dell Latitude --> HP Pro --> Sony dưới 14 inch --> Toshiba = HP (phổ thông) = Lenovo = Alienware = MSI = Dell XPS --> Samsung = Fujitsu (Nhật sản xuất) = LG = NEC (Nhật sản xuất) = Acer.
Tất nhiên, tùy theo người sử dụng mà laptop có độ bền khác nhau. Có người dùng Acer nhiều năm không hỏng hóc gì, có người sử dụng HP chỉ 1 năm đã phải đi bảo hành sản phẩm.
Về kiểu dáng thì có Sony, HP Pavilion, Toshiba có kiểu dáng đa dạng bắt mắt hơn nhưng cũng tùy theo sở thích của mỗi người.
Khi mua laptop cũ bạn nên kiểm tra phần dưới đáy laptop để biết rõ thương hiệu và đời (model) laptop, sau đó kiểm tra trên trang web của nhà sản xuất hoặc trên Google để xem máy tính có bị thay đổi gì về hệ điều hành, phần cứng hay chưa.
2/ Kiểm tra tổng thể và chế độ bảo hành
Vỏ laptop sẽ giúp cho người dùng phần nào đánh giá được chiếc laptop có được người chủ cũ "nâng niu" hay không? Việc laptop có những vết xước, vết trầy là điều không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng dù với người cẩn thận nhất, bạn có thể bỏ qua vấn đề này.
Bạn chú ý vào những khớp nối, các miếng nhựa che chắn phần cứng bên dưới đáy và các cạnh xung quanh laptop. Nếu nó bị hở, không khít hoặc có các vết nứt thì có thể đoán rằng máy tính đã từng bị va đập, rơi vỡ hoặc có thể đã được cậy ra thay thế phần cứng bên trong.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra các thiết bị ngoại vi khi kết nối với các cổng VGA, HDMI, USB, bàn phím, jack cắm tai nghe và micro… xem có còn hoạt động hoặc nhận được thiết bị không? Các ốc vít có đồng bộ hay không? Vì nếu các bạn không kiểm tra kỹ sẽ dễ bị lầm từ người bán vì cho rằng là laptop còn nguyên zin.
Chế độ bảo hành được nhà sản xuất hoặc đại lý bán máy tính dán một con tem ở dưới đáy laptop, bạn phải kiểm tra xem con tem còn nguyên vẹn hay đã bị rách. Tốt nhất là bạn chọn mua cho mình một chiếc laptop còn hạn bảo hành (có thể điều này sẽ rất hiếm), nhưng bạn cũng không phải lo lắng vì khi bạn mua từ một cửa hàng uy tín thì cửa hàng sẽ có chế độ bảo hành ít nhất là "một đổi một" trong vòng 7 ngày hoặc bảo hành 3 tháng tùy theo tình trạng của máy.
3/ Kiểm tra điểm chết màn hình LCD và pin laptop
Một điều hầu như luôn xảy ra với các laptop cũ là lỗi điểm chết trên màn hình LCD.
Điểm chết có 2 loại dead pixel và stuck pixel:
- Dead pixel – điểm chết đen: luôn có màu đen trong mọi trường hợp bất kể màn hình màu gì.
- Stuck pixel – điểm chết sáng: luôn có màu trắng sáng ngay cả khi chúng ta tắt máy tính.
Để kiểm tra màn hình laptop có bị điểm chết hay không, các bạn có thể dùng phần mềm Dead Pixel Locator, Dead Pixel Buddy, Pixel Tester… hoặc cách đơn giản nhất là các bạn cho ẩn các biểu tượng trên màn hình desktop, sau đó chuột phải vào màn hình chọn Properties, trong phần Background, chọn màu đen để test điểm chết sáng/ chọn màu trắng để test điểm chết đen.
Nếu các bạn gặp phải laptop bị điểm chết thì nên đổi lại hoặc mua laptop loại khác vì với laptop cũ thì dù màn hình có bị điểm chết cũng không được bảo hành màn hình.
Pin laptop sẽ bị "thoái hóa" sau một thời gian dài sử dụng nhất là các laptop cũ vì chúng được sử dụng sạc khá nhiều hoặc người dùng không sử dụng pin đúng làm cho tuổi thọ pin giảm sút. Bạn có thể sử dụng laptop dùng pin để kiểm tra thời gian hoạt động máy tính trong bao lâu và dùng phần mềm BatteryCare để theo dõi dung lượng và thời gian sạc pin. Nếu pin sạc nhanh đầy hoặc sử dụng mau hết pin thì bạn cũng nên cân nhắc mua laptop loại này bởi nếu không, bạn phải tốn thêm một khoản tiền kha khá để thay pin.
4/ Xem cấu hình, chọn laptop
Khi chọn mua cho mình một chiếc laptop thì bất kể mục đích sử dụng là gì, điều quan tâm của chúng ta là cấu hình máy tính phù hợp với nhu cầu và vừa túi tiền.
Với laptop cũ chúng ta càng nên để ý vấn đề này vì nếu không sẽ dễ bị lầm khi mua phải "hàng dựng" như bị tráo đổi phần cứng, chip CPU, các cổng kết nối thiết bị ngoại vi hoặc bị thay thế linh kiện cũ làm cho laptop không hoạt động đúng công suất như nhà sản xuất tuyên bố.
Trong Windows, bạn nhấn chuột phải vào My Computer --> Properties, tại đây bạn sẽ thấy được thông tin về hệ điều hành, tốc độ CPU, RAM.
Chuột phải vào My Computer --> Manage --> Disk Management, xem thông tin dung lượng ổ cứng, thông thường ổ cứng 250GB sẽ hiển thị thực tế là ~ 233GB.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm thông tin về RAM, card đồ họa, card âm thanh bằng cách chọn nút Start --> Run --> gõ: dxdiag.
Một phần mềm khá phổ biến và miễn phí hiện nay giúp bạn có thể xem được hầu hết tất cả thông tin về máy tính là CPU-Z. Bạn có thể tìm trên Google và download về để trải nghiệm
Lựa chọn laptop thì các bạn vẫn theo tiêu chí nhu cầu sử dụng: Nếu chỉ để lướt web, check mail, công việc văn phòng thì chọn cấu hình máy có CPU từ 700MHz ~ 1GHz, RAM 512MB; nếu sử dụng nhu cầu giải trí, tải nhạc, phim, sử dụng các phần mềm cao hơn thì chọn máy có CPU 1,8GHz ~ 2GHz, RAM 1GB ~ 2GB; nếu dùng cho nhu cầu dùng phần mềm chuyên dụng, phần mềm đồ họa, game khủng thì lựa chọn laptop có CPU 3GHz trở lên và RAM 4GB trở lên nhưng sẽ có giá cao hơn nhiều so với nhu cầu tài chính mua laptop cũ của bạn.
*** Lưu ý:
- Tuyệt đối không nên mua hàng qua mạng theo những lời quảng cáo và những hình ảnh bắt mắt. Tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp để kiểm tra và chọn lựa, nếu ở quá xa nơi bán thì bạn có thể nhờ bạn bè thân có hiểu biết về máy tính giúp bạn kiểm tra.
- Kiểm tra đầy đủ các chức năng sẵn có của laptop như đầu đọc đĩa CD/DVD, tính năng Bluetooth, WiFi,…
- So sánh nguồn gốc, xuất xứ từ thông tin in ở mặt đáy laptop với nhà sản xuất.
- Cuối cùng, bạn thương lượng giá cả và đề xuất hạn bảo hành cho đúng thực tế giá trị laptop.
Tóm lại, với những kinh nghiệm trên thì việc quyết định mua laptop cũ cũng không còn là điều khó khăn nữa. Tùy theo khả năng tài chính mà bạn có cộng với những yêu cầu đặt ra cho chính mình – "Cần gì cho công việc?" để có thể "kinh tế" nhất trong thời buổi giá cả leo thang hiện nay.
5 bước chọn mua laptop cũ
Cần tìm hiểu về bên ngoài, màn hình cũng như xem thời gian bảo hành, cấu hình, tình trạng các cổng kết nối của laptop cũ khi chọn mua.
Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi người dùng muốn mua một chiếc laptop cũ như liệu cấu hình máy có "chuẩn" như người bán quảng cáo hay các cổng kết nối có làm việc tốt không?
Nhiều người nghĩ, việc chọn mua chiếc laptop "second-hand" này cần trợ giúp của một chuyên gia phẩn cứng, song trên thực tế thì việc này không khó khăn như tưởng tượng.
Sau đây là 5 bước rất đơn giản để lựa chọn thành công một chiếc laptop cũ giá trị theo hướng dẫn của tạp chí công nghệ Cnet.
Bước 1: Kiểm tra thật kỹ nhưng hư hỏng bên ngoài.
Người dùng không thể đặt ra yêu cầu cao về "ngoại hình" cho những chiếc laptop đã qua sử dụng, bởi chúng sẽ không tránh khỏi những vết trầy xước nhưng sẽ cần phải đặc biệt chú ý đến những điểm sau:
Các chân cắm lỏng lẻo (USB, VGA, ...)
Các vết gãy, nứt trên vỏ máy làm lộ các linh kiện bên trong.
Các con ốc phía đáy máy đã bị mất hay rỉ hoen.
Tem bảo hành của máy bị bóc đi hoặc bị rách nát.
Ngay cả trong trường hợp các điều kiện trên đã đạt yêu cầu thì cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn chiếc laptop đó đã bị hỏng nặng và rồi được "dựng" lại như mới. Vì vậy người dùng sẽ cần tiếp tục các bước kiểm tra tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng bảo hành máy
Sẽ rất lý tưởng, nếu chiếc laptop cũ đó còn hạn bảo hành chính hãng, và điều người dùng cần làm là yêu cầu thẻ bảo hành đi kèm hay hóa đơn mua máy lần đầu. Không nên tin ngay những lời cam kết từ phía người bán hàng như máy đã được đăng kí bảo hành trực tuyến, ngoại trừ trường hợp của những chiếc laptop doanh nhân Lenovo ThinkPad.
Nếu như chiếc laptop cũ đó không có một chút thông tin gì thì người mua cần yêu cầu người bán thời gian bảo hành tối tiểu là một tuần sử dụng để xác thực chất lượng máy và nên có cam kết bảo hành bằng văn bản rõ ràng với đầy đủ thông tin chứng thực từ phía người bán. Còn nếu không hãy tìm tới một cửa hàng khác.
Bước 3: Kiểm tra cấu hình máy
Nếu đã tìm hiểu kĩ và có đầy đủ thông tin về cấu hình máy, người mua nên in ra một bản để trực tiếp kiểm tra khi đi mua máy.
Nhấn chuột phải vào biểu tượng "My Computer" trên màn hình làm việc rồi chọn "Properties", sẽ hiện ra một bảng thông báo đầy đủ thông tin về hệ điều hành, vi xử lý, và dung lượng RAM của máy.
Nhấn chuột trái vào "My Computer" rồi kiểm tra dung lượng ổ đĩa cứng.
Click vào "Control Panel" phía bảng thoại ô cửa sổ, trỏ đến mục "System", tab "Hardware" và chọn "Device Manager". Hoặc bạn có thể truy cập nhanh bằng cách nhấn chuột phải vào "My Computer" và chọn ngay "Device Manager". Trong mục này bạn sẽ có được thông tin chi tiết về các linh kiện phần cứng bao gồm cả card Wi-Fi hay Bluetooth.
Trong mục "Accessories" phía bảng thoại ô cửa sổ, mở chương trình "Command Prompt" và gõ lệnh "dxdiag" để xem thông tin đồ họa của máy.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ sạc và các cổng giao tiếp
Cổng USB sẽ được sử dụng thường xuyên nhất và cũng là bộ phận dễ gặp sự cố nhất. Nên nhớ mang theo một chiếc USB để kiểm tra xem các cổng này có làm việc hay không. Cẩn thận hơn bạn nên lắc nhẹ USB khi cắm để xem chân cắm còn chắc không.
Cẩn trọng hơn khách hàng nên mang theo thêm một số thiết bị ngoại vi để kiểm tra các cổng còn lại. Và cũng rất quan trọng nên cắm sạc để kiểm tra xem thiết bị này làm việc ổn định không.
Bên cạnh đó, cũng cần biết rằng bộ pin đi kèm máy sẽ bị "thoái hóa" sau thời gian dài dùng máy vì vậy không quá coi trọng tình trạng làm việc của pin trừ phi người bán cam kết đấy là pin mới. Trong trường hợp này, người mua có thể dùng phần mềm BatteryCare chạy trên hệ điều hành Windows để kiểm tra dung lượng và thời gian sạc của Pin. Còn với máy Mac, người dùng có thể chọn "Applications > Utilities > Systems Profiler" để biết chi tiết thông tin về pin của máy.
Bước 5: Kiểm tra các điểm chết trên màn LCD (dead pixel)
Vấn đề phổ biến với màn máy cũ là những điểm chết - dead/stuck pixel. Dead pixel - "điểm chết đen" là những điểm giữ nguyên màu đen trong mọi trường hợp. Stuck pixel - "điểm chết sáng" là những đốm sáng không mất đi cho tới khi tắt máy.
Pixel Tester, một phần mềm miễn phí giúp kiểm tra và phát hiện các điểm "dead pixel" và "stuck pixel" có trên màn laptop. Nhưng có một cách đơn giản và thuận tiện hơn, sau khi đã bỏ hết các biểu tượng trên màn hình làm việc, người dùng chỉ cần nhấn chuột trái vào giữa màn và chọn "Properties", rồi đặt chế độ "background" là màu đen để kiểm tra "stuck pixel", sau đó chuyển sang màu trắng để phát hiện "dead pixel". Thông thường việc bảo hành không áp dụng cho laptop cũ có màn bị lỗi pixel, người mua phải tự "đấu tranh" để quyết định "sống chung" với tình trạng đó hay không.